Cách đặt vé máy bay giá rẻ đi Vinh

Vinh là một trong những địa điểm du lịch khá hấp dẫn ở Việt Nam, hàng năm thu hút rất nhiều khách tham quan trong và ngoài nước. Hành khách khi có kế hoạch đi Vinh có thể chọn hình thức vận chuyển bằng máy bay để tiết kiệm thời gian và tiện lợi hơn.

cách đặt vé máy bay giá rẻ đi Vinh

Tại Vinh, bạn có thể ghé thăm các địa điểm du lịch nổi tiếng ở đây như:

Bãi biển Cửa Lò
 Vị trí: Bãi biển Cửa Lò thuộc thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An; cách thành phố Vinh 18km. Bãi biển rộng dài, một trong những bãi tắm đẹp nhất nước, nằm giữa quần thể du lịch – văn hóa xứ Nghệ. Ở đây có nguồn hải sản phong phú, đặc biệt có mực nhảy và mực câu nổi tiếng cả nước. Theo đường ôtô từ Hà Nội vào Vinh, có thể đến Cửa Lò bằng ba con đường: đường Núi Cấm, đường thị trấn Quán Hành (huyện Nghi Lộc) và đường Quán Bánh. Nhưng ngắn nhất, thuận tiện nhất là đi theo đường rẽ tại khu vực núi Cấm (huyện Nghi Lộc), đường vừa mở, bên núi bên biển, xe chạy khoảng 30 phút. Từ phía nam xe qua cầu Bến Thủy nên vòng qua Đại học Vinh, xuống Hưng Dũng đi tắt đường Cửa Hội. Đoạn đường này “tiết kiệm” được gần 10km cho khách đến từ Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị hoặc các tỉnh phía nam xa hơn. Cửa Lò nằm giữa quần thể du lịch – văn hóa xứ Nghệ và đang tiến dần đến “công nghiệp du lịch” nhưng thị xã biển này vẫn giữ được nhiều nét “hoang sơ”. Nơi tiếp giáp Cửa Hội, Cửa Lò đang hình thành khu du lịch sinh thái. Với bãi tắm rộng dài hơn 10km, dọc đường Bình Minh (con đường rộng, thoáng nhất thị xã) được bao quanh bởi rừng phi lao bạt ngàn, rừng cây vừa chắn cát, vừa là điểm dạo chơi lý thú. Sông Lam đổ ra Cửa Hội, dòng chảy mạnh ra biển Đông theo hải lưu hướng về phía nam mang theo bao phù sa để biển Cửa Lò quanh năm trong xanh, nước biển trong vắt nhìn thấy cát, nước biển Cửa Lò không mặn chát mà vừa phải. Mùa hè, cũng là lúc gió tây nam vượt Trường Sơn đổ về, buổi sáng gió tây nam đìu hiu ru sóng biển dập dìu; chiều muộn, trước khi hoàng hôn buông xuống thì cũng là lúc gió tây ngừng thổi nhường chỗ cho gió nồm. Trong một ngày, Cửa Lò đón hai luồng gió, với hai cảm giác khác nhau.
Đến Cửa Lò du khách còn được thưởng thức các loại hải sản cua, ghẹ mực với giá bình dân. Hình ảnh dự án Golf Resort ở Cửa Lò
Hang Bua 
Vị trí: Hang Bua thuộc địa phận xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An. Đến đây, du khách sẽ có dịp được ngắm nhìn cảnh đẹp kỳ thú và tham dự Lễ hội Hang Bua. Từ Tp Vinh, du khách theo tuyến quốc lộ 1A – 48 khoảng 168km về phía tây bắc, du khách sẽ tới xã Châu Tiến. Sau đó rẽ phải và đi tiếp khoảng 2km nữa, du khách sẽ tới Hang Bua. Dãy núi đá vôi Phà Én nằm ở phía bắc dãy Trường Sơn, có nhiều hang động được hình thành trong quá trình kiến tạo địa tầng, trong đó có Hang Bua.
Hang Bua có diện tích khá rộng và được kiến tạo rất kỳ lạ, bởi vậy khi đến đây, du khách sẽ bắt gặp những hình thù bằng đá khá sinh động như: ông già thổi sáo, bộ cồng chiêng, cây cổ thụ, bồ đựng lúa, giường công chúa, chậu nước, ruộng bậc thang, tượng phật, chim chóc… Ngoài ra, còn có nhiều dụng cụ sinh hoạt của đồng bào Thái như: cái liềm, lưỡi hái… Theo sử sách ghi lại, vua Bảo Đại – vị vua cuối cùng của triều Nguyễn đã từng đến vãn cảnh Hang Bua.
Hàng năm, cứ vào ngày 21, 22 và 23 tháng Giêng âm lịch, tại đây diễn ra Lễ hội Hang Bua. Lễ hội quy tụ đông đảo bà con đồng bào dân tộc các huyện Quỳ Châu, Quế Phong, Tương Dương, Con Cuông. Những hoạt động đặc sắc trong Lễ hội như: thi người đẹp vùng sơn cước, nhảy sạp, thổi khèn, bắn nỏ, ném còn… luôn đem lại không khí tươi vui, sôi nổi cho ngày hội. Năm 1997, Hang Bua được Bộ Văn hoá – Thông tin xếp hạng là di tích thắng cảnh cấp quốc gia.
Hang Thẩm Ồm
Vị trí: Hang nằm ở địa phận huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An. Đây là một hang đẹp được thiên nhiên kiến tạo rất đa dạng. Các nhà khảo cổ đã phát hiện được nhiều hiện vật minh chứng được người Việt cổ đã từng sinh sống ở đây. Hiện nay hang Thẩm Ồm còn nhiều nét hoang sơ, đang tiếp tục được tu tạo để đón khách du lịch.
Khu du lịch núi Quyết
Vị trí: Khu du lịch núi Quyết nằm ở chân núi Quyết, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Trên đường vào Nam ra Bắc qua phà Bến Thuỷ, nhìn về phía tây, có một dãy núi nhỏ, đó là rú Quyết ngút ngàn thông reo và trở thành lâm viên núi Quyết, một điểm du lịch kiểu mới của tỉnh Nghệ An. Toàn cảnh khu du lịch núi Quyết Khu du lịch núi Quyết có diện tích gần 160ha (diện tích núi 56ha) gồm nhiều tiểu khu: khách sạn nhà nghỉ ở phía tây nam, nhìn ra bờ sông Lam là các khách sạn nhà nghỉ theo kiểu biệt thự mini và làng văn hoá dân tộc; tiểu khu vui chơi giải trí gồm bể bơi, cầu trượt nước, thuỷ cung, nhà hát múa rối nước, rạp chiếu phim, khu cắm trại, sân bãi thể thao, đặc biệt là cáp treo du lịch qua sông Lam nối hai vùng đất Nghệ An – Hà Tĩnh; tiểu khu dịch vụ gồm siêu thị, nhà thuyền, bãi đỗ xe…; tiểu khu di tích thành cổ, nhà bia… Năm 1998, là năm kỷ niệm 210 năm Phượng Hoàng Trung Đô Vinh, thành phố đã hoàn thành hệ thống đường bao quanh núi dài 5km, kỳ đài trên đỉnh núi và nhà bia dẫn tích. Núi Quyết vốn có thế “long ly quy phượng” nhưng thật sự có vị trí nổi bật khi Quang Trung – Nguyễn Huệ chọn làm đất đóng đô: “nhớ lại buổi hồi loan kỳ trước, lúc qua Hoành Sơn, quả cung đã từng mở xem địa đồ, thấy ở huyện Chân Lộc, xã Yên Trường (núi Quyết – Bến Thuỷ) hình thế rộng rãi, khí tượng tươi sáng… thật là chỗ đất đẹp để đóng đô vậy…” (trích trong chiếu của Nguyễn Huệ gửi La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp ngày 3 tháng 9 năm Thái Đức 11, tức 1/10/1788). Nguyễn Huệ đã cho xây thành, dựng lầu điện tại đây. Phượng Hoàng Trung Đô được xây ở khoảng giữa núi Quyết và núi Kỳ Lân (rú Mèo), nay còn dấu tích của thành hình tam giác. Đó là thành nội, chu vi 1.680m giữa có lầu rồng ba tầng. Thành ngoại cấu tạo hình thang, chu vi 2.820m. Từ trên thành có thể nhìn thấy sông Lam, sông Vĩnh Doanh và kênh nhà Lê uốn lượn giữa cánh đồng Hưng Nguyên, Nam Đàn trải rộng. Hướng về phía đông có thể dõi về hòn Ngư, hòn Mát, cận kề với tám cảnh đẹp của Nghi Xuân (Nghi Xuân bát cảnh). Từ chân núi Quyết, du khách có thể đi thuyền xuôi sông Lam đến bãi chim Hưng Hoà, len lỏi trong rừng nguyên sinh hoặc ngược dòng sông La, con sông của niềm thương nỗi nhớ để đến với Hương Sơn, Đức Thọ… 11. Khu du lịch hồ Cửa Nam Vị trí: Nằm cách trung tâm thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An gần 1km. Khu du lịch hồ Cửa Nam có diện tích 14ha, phía bắc khu du lịch là quốc lộ 46, phía tây là hệ thống ao hồ, phía nam là sông Cửa Tiền tạo ra một không gian thoáng mát, hấp dẫn, thơ mộng. Khu du lịch hồ Cửa Nam bao gồm nhiều khu vui chơi giải trí như: khu vui chơi giải trí thiếu nhi, khu nhà bát giác, bến du thuyền, nhà hàng thuỷ tạ, cụm công viên sinh vật cảnh, sân chơi thể thao, bể bơi, công viên nước thu nhỏ, khu nhà nghỉ cuối tuần… Tại khu nhà nổi Hoa Sen, bạn có thể thưởng thức nhiều món ăn Âu, Á và các món ăn đặc sản của Nghệ An với giá cả từ bình dân đến cao cấp. Ðể tận hưởng không khí trong lành, bạn có thể thuê du thuyền thưởng ngoạn trên hồ Cửa Nam (diện tích khoảng 10ha), bạn có thể mang theo cần câu để tham gia loại hình câu cá giải trí trên mặt hồ rộng lớn này. Khu du lịch hồ Cửa Nam đang được mở rộng cả về diện tích và qui mô để đến khi khu du lịch Lâm Viên Núi Quyết cách đó không xa được hoàn thành sẽ tạo nên một quần thể du lịch hấp dẫn… Khi đó nơi đây có thể tổ chức các cuộc đua thuyền, các buổi sinh hoạt văn hoá, văn nghệ trên thuyền, nhiều loại hình dịch vụ, vui chơi liên hoàn từ Lâm Viên Núi Quyết đến hồ Cửa Nam và ngược lại. 12. Khu du lịch sinh thái biển Bãi Lữ Vị trí: Khu du lịch sinh thái biển Bãi Lữ thuộc địa phận hai xã Nghi Yên và Nghi Tiến (huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An), cách Tp. Vinh khoảng 20km đường bộ về phía bắc, cách quốc lộ 1A khoảng 4km. Đây là nơi lý tưởng để du khách có thể nghỉ ngơi, thư giãn trong không khí trong lành, mát mẻ của thiên nhiên. Bãi Lữ hay còn gọi là Lữ Sơn với dải cát vàng uốn lượn ôm lấy biển, bao quanh là những rặng thông, rặng phi lao vi vu trong gió biển. Đã có người từng ví Bãi Lữ giống như một Đà Lạt trên biển. Với diện tích gần 160ha, có núi, có rừng và có biển, du khách đến đây không những được ngắm nhìn khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp, thơ mộng mà còn được nghỉ ngơi, thư giãn tại Khu du lịch sinh thái biển Bãi Lữ với hệ thống cơ sở hạ tầng tiện nghi, bề thế, để rồi bao mệt mỏi trong cuộc sống thường ngày của du khách chẳng mấy chốc sẽ hòa cùng với sóng và gió biển. Khu du lịch sinh thái biển Bãi Lữ do Công ty Cổ phần đầu tư Bãi Lữ xây dựng và đã bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2008 với các dịch vụ sang trọng, thu hút rất đông du khách trong nước và quốc tế. Tại đây có các công trình như: Khu khách sạn đạt tiêu chuẩn 4 và 5 sao ở lưng chừng núi; khu resort cao cấp ven biển, hệ thống bãi tắm biển với 3 khu vực: khu tắm dành cho thiếu niên, khu tắm dành cho người lớn và khu tắm nghỉ dưỡng, thư giãn; khu nhà hàng ẩm thực với các món ăn Á, Âu nổi tiếng; phòng casino, phòng hội nghị, hội thảo; sân tập golf; khu nhạc nước; khu bể bơi; các trò chơi trên biển… Ngoài ra, Công ty còn tổ chức các tour tham quan khám phá Bãi Lữ và các điểm du lịch quanh khu vực cho du khách. Du khách trong và ngoài nước có thể đến Bãi Lữ bằng đường không, đường sắt và đường bộ. Nếu đi bằng đường không, du khách có thể theo tuyến Sài Gòn – Vinh, Đà Nẵng – Vinh của Vietnam Airlines. Nếu đi bằng đường sắt, du khách có thể lên tàu thống nhất tuyến Hà Nội – Sài Gòn hoặc Sài Gòn – Hà Nội để xuống ga Vinh. Từ Tp. Vinh, dọc theo tuyến quốc lộ 1A khoảng 20km đường bộ về phía bắc, du khách sẽ đến Bãi Lữ. 13. Khu du tích lịch sử Kim Liên Vị trí:Làng Sen thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An Khu di tích lịch sử Kim Liên là khu di tích tưởng niệm chủ tịch Hồ Chí Minh tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An thuộc vùng duyên hải miền Trung Việt Nam, cách thành phố Vinh khoảng 15 km theo tỉnh lộ 49. Hiện nay, nơi đây đã được thủ tướng chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách xếp hạng 23 di tích quốc gia đặc biệt. Là địa danh gắn liền với nơi sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở quê ngoại là làng Hoàng Trù, xã Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An; nơi Hồ Chí Minh đã sống những năm 1901 – 1906 ở quê nội làng Kim Liên; khu mộ bà Hoàng Thị Loan (thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh); núi Chung và nhiều di tích khác đã gắn liền với tuổi thơ của Hồ Chí Minh. Khu di tích lịch sử văn hóa Kim Liên được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Việt Nam công nhận là một trong những khu du lịch trọng điểm quốc gia và là một trong bốn khu di tích quan trọng bậc nhất về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Khu di tích Kim Liên là một trong bốn di tích quan trọng bậc nhất tại Việt Nam về Chủ tịch Hồ Chí Minh, lưu giữ những hiện vật, tài liệu, không gian văn hóa – lịch sử về thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh và những người thân trong gia đình ông. Toàn bộ khu di tích bao gồm nhà tranh nhỏ của cụ Nguyễn Sinh Sắc và bà Hoàng Thị Loan; ngôi nhà của ông bà ngoại của Chủ tịch Hồ Chí Minh; nhà thờ chi họ Hoàng Xuân (thuộc cụm di tích Hoàng Trù); nhà ông Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc; giếng Cốc; lò rèn Cố Điền; nhà cụ cử Vương Thúc Quý – thầy học khai tâm của Chủ tịch Hồ Chí Minh; nhà thờ họ Nguyễn Sinh; nhà cụ Nguyễn Sinh Nhâm – ông nội của Chủ tịch Hồ Chí Minh; di tích cây đa, sân vận động Làng Sen; khu trưng bày các hiện vật, tài liệu và nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh (thuộc cụm di tích Làng Sen); phần mộ bà Hoàng Thị Loan ở Động Tranh trên dãy Đại Huệ và cụm di tích Núi Chung. Toàn khu di tích rộng trên 205 ha, các điểm và cụm di tích cách nhau 2 – 10 km. Được đánh giá là một trong những di tích đặc biệt quan trọng của quốc gia, khu di tích Kim Liên được Nhà nước Việt Nam đặc biệt chú trọng đầu tư trong nhiều năm qua. Hằng năm, khu di tích đón tiếp hàng triệu khách tham quan trong và ngoài nước tới viếng thăm. 

Một số di tích tiêu biểu trong khu di tích Kim Liên: Làng Kim Liên Làng Kim Liên (tên Nôm là làng Sen), quê nội của Hồ Chí Minh, cách thành phố Vinh khoảng 12.5 km về phía Tây. Làng nằm ở gần núi Chung, cách núi Đại Huệ khoảng 3 km. Đường vào làng Sen Hình ảnh bên ngoài ngôi nhà thuở nhỏ của Bác Mộ bà Hoàng Thị Loan Khu mộ với trung tâm là ngôi mộ của bà Hoàng Thị Loan được xây dựng từ ngày 19 tháng 5 năm 1984 đến ngày 16 tháng 5 năm 1985. Nhìn tổng quát, ngôi mộ có hình một khung cửi khổng lồ. Xung quanh ngôi mộ được ốp bằng những phiến đá hoa cương và đá cẩm thạch. Nóc mộ được phủ lên bằng những hòn đá tự nhiên của núi Đại Huệ, phía trên có dàn bê tông che chắn có hình khung cửi được phủ đầy hoa giấy (được mang về trồng từ khu lăng mộ cụ Nguyễn Sinh Sắc tại Cao Lãnh – Đồng Tháp). Tại nền sân thượng hình bán nguyệt trước ngôi mộ, có dựng một tấm bia lớn tạc tiểu sử và công lao của bà Hoàng Thị Loan bằng đá đen. Hai bên tả hữu là đường đi lên và đường đi xuống được làm thành nhiều bậc đá khác nhau giống như hai giải lụa đào xõa xuống từ khung cửi. Từ chỗ chỉ đơn thuần là một ngôi mộ thì khu vực này đã được đầu tư xây dựng thành một khu tưởng niệm rộng lớn, liên kết với Khu di tích Kim Liên, khu lăng mộ Mai Hắc Đế tạo thành một quần thể di tích lịch sử. Từ ngày khánh thành đến nay, đã có hàng chục triệu lượt du khách trong và ngoài nước về đây thăm viếng tỏ lòng ngưỡng mộ và biết ơn bà Hoàng Thị Loan. Ngôi nhà cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc Là ngôi nhà lá 5 gian được dân làng Sen quê nội Chủ tịch Hồ Chí Minh dựng lên từ quỹ công của dân làng để mừng ông Nguyễn Sinh Sắc, thân phụ của Chủ tịch Hồ Chí Minh, khi ông đỗ phó bảng khoa thi Hội năm 1901. Trong ngôi nhà này cụ Sắc dành hai gian để đặt bàn thờ bà Hoàng Thị Loan và để tiếp khách. Bàn thờ được làm bằng liếp tre nứa trên trải chiếu nhỏ để bát hương, cây nến và bài vị bằng gỗ giản dị. Gian thứ tư là nơi nghỉ của cụ Sắc với bộ phản gỗ kê bên cửa sổ chính, bên cạnh có chiếc án thư nơi cụ dạy các con học chữ và đây cũng là nơi vào các buổi tối cụ thường mời bà con ngồi quây quần uống nước trà xanh. Các kỷ vật trong ngôi nhà hiện còn được giữ lại hầu như nguyên vẹn: hai bộ phản gỗ là nơi nghỉ của cụ Phó bảng và hai con trai, chiếc giường là của bà Thanh (tên hiệu Bạch Liên) con gái cụ, chiếc rương đựng lương thực, chiếc tủ đứng hai ngăn đựng đồ dùng, chiếc mâm bằng gỗ sơn đen. Một số lễ hội đặc sắc ở Nghệ An

1. Hội đền Cờn Thời gian: 19 – 21/1 âm lịch. Địa điểm: Làng Phương Cần, xã Quỳnh Phương, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Đối tượng suy tôn: Đức Thánh Mẫu – tứ vị thánh Nương (nữ thần bảo vệ và phù hộ cho dân làm ăn thịnh vượng, giúp quân đội vượt biển bình an). Đặc điểm: Trò chơi trận thủy chiến giả. Nghi lễ trước Hội đền Cờn Những chiếc thuyền được chuẩn bị để tham gia cuộc đua Người dân náo nức xem đua thuyền Đền Cờn là một trong bốn đền linh thiêng nhất Nghệ An (xây năm 1235 – đời nhà Trần), nằm sát cửa biển Lạch Cờn, giữa một vùng non nước hữu tình. Lễ hội đền Cờn mở đầu bằng những đoàn thuyền du xuân trang trí cờ hoa, trống chiêng âm  vang. Trò diễn trận thủy chiến giả gắn với truyền thuyết dựng đền, có quân xanh, quân đỏ giao chiến trên một giải núi non hiểm trở từ làng ói về đền Cờn. Trận giả ba năm tổ chức một lần. Trong đó có tục chạy ói là nét riêng của hội đền Cờn. Nhiều trò chơi dân gian: đu tiên, đấu vật, đánh cờ người, đua thuyền rồng, hát tuồng, chèo, chầu văn…. Kết thúc hội là lễ cầu yên, cầu tài, cầu lộc, lễ tạ ơn, bốc xăm, xem quẻ… 

2. Hội đền Quả Sơn Thời gian: 19 – 21/1 âm lịch. Địa điểm: Xã Bồi Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An. Đối tượng suy tôn: Ủy Minh Vương Lý Nhật Quang. Đặc điểm: Lễ hội có tế thờ, rước 12 thuyền rồng lộng lẫy, đua thuyền. Chuẩn bị trước khi bắt đầu nghi lễ Thuyền rồng được dùng trong lễ hội 

3. Hội Hậu Luật Thời gian: 5 – 6/1 âm lịch. Địa điểm: Huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Đối tượng suy tôn: Triệu Cơ (ông khai canh). Đặc điểm: Lễ khai canh đầu năm. 

4. Hội Hang Bua Thời gian: 21 – 23/1 âm lịch. Địa điểm: Xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An. Đặc điểm: Hội vui xuân của người dân tộc. Hang Bua là một thắng cảnh thiên nhiên nằm trong dẫy núi đá vôi với nhiều hình thù độc đáo gắn liền với truyền thuyết lịch sử. Vào ngày hội Hang Bua, đông đảo bà con nhiều dân tộc khác nhau từ các huyện Quỳ Châu, Quế Phong, Tương Dương, Con Cuông về dự hội lộng lẫy trong trang phục dân tộc mình. Những điệu múa nhảy sạp, ném còn, thổi khèn, bắn nỏ… thu hút rất đông người tham dự. Hàng năm Hang Bua còn tổ chức cuộc thi người đẹp vùng sơn cước.

5. Hội Quỳnh Thời gian: 27/12 âm lịch. Địa điểm: Xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Đối tượng suy tôn: Tổ các dòng họ có công lập làng: Hồ, Nguyễn, Hoàng, Dương, Phan, Phạm. Đặc điểm: Lễ rước thần về đình, tế lễ. Chơi cướp cầu giỏ, đấu vật, đánh đu.

Để đặt vé máy bay giá rẻ đi Vinh bạn có thể thực hiện các cách sau:

1.    Truy cập vào website phongbanvemaybay.vn ở phần ĐẶT VÉ MÁY BAY, bạn chọn điểm muốn đi và đến, chọn ngày đi và click vào nút “Tìm Chuyến bay”, hệ thống sẽ hiển thị cho bạn giá vé, giờ bay của tất cả các hãng từ rẻ đến đắt, bạn có thể chọn chuyến bay và đặt vé tại hệ thống.

2.    Bạn có thể gọi ngay hotline: 0333 320 320, đội ngũ booker sẽ giúp bạn tìm kiếm vé máy bay đi Vinh giá rẻ nhất và nếu bạn đồng ý, hãy cung cấp thông tin cho booker chúng tôi đặt vé giúp bạn.

Các chuyến bay đi Vinh được các hãng Vietjet AirVietnam Airlines khai thác, giá vé các hãng cũng khác nhau và thay đổi theo từng thời điểm. Bạn có thể tham khảo bảng giá phổ biến sau:

cách đặt vé máy bay giá rẻ đi Vinh

Các hãng cũng thường xuyên có các chương trình khuyến mãi, nếu muốn mua được vé máy bay giá rẻ đi Vinh bạn nên mua vé sớm, có thể mua trước vài tháng càng tốt. vì mua càng sớm thì vé sẽ càng rẻ bạn nhé!

Tại phòng vé máy bay của chúng tôi, mọi thắc mắc của quý khách luôn được hỗ trợ, hãy nhanh tay gọi điện đến phòng vé của chúng tôi để mua được vé máy bay giá rẻ đi Vinh bạn nhé!

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *